Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ là lựa chọn hàng đầu của những ai muốn một giải pháp “niềng răng không lộ” mà chi phí lại vừa phải. Mắc cài sứ có màu sắc trùng với màu men răng. Nên người ngoài nhìn vào khó có thể phát hiện trong khoảng cách xa hoặc lúc chụp hình. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo vệ cũng sẽ khiến cho mắc cài sứ bị vàng, ố màu. Hiểu được điều đó, chúng tôi dành bài viết này để chia sẻ đến bạn đọc 7 mẹo chăm sóc răng miệng sau khi niềng mắc cài sứ. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tại sao nhiều người chọn niềng răng mắc cài sứ?
Niềng răng mắc cài sứ sử dụng chất liệu bằng sứ có lực kéo từ cắc cài và dây cung tương đối ổn định. Nhờ đó giúp răng được dịch chuyển theo đúng kế hoạch điều trị đặt ra.
So với phương pháp niềng răng bằng chất liệu kim loại thì việc sử dụng mắc cài sứ vẫn cho hiệu quả tương đương. Đặc biệt với loại mắc cài tự buộc có khả năng cố định dây cung, không gây đau đớn, lực kéo tốt, hiệu quả điều trị rất cao.
Ngoài ra, phương pháp niềng răng mắc cài sứ còn có tính thẩm mỹ cao. Bởi mắc cài được làm bằng sứ có màu sắc khá tương đồng với màu răng của người bệnh. Do đó, đây là giải pháp tuyệt vời dành cho những ai đang cảm thấy băn khoăn, thiếu tự tin khi đưa ra quyết định niềng răng.
Đọc thêm: Xem chi tiết quy trình niềng răng mắc cài sứ tại Nha khoa Thúy Đức
Những ai không nên niềng răng mắc cài sứ?
Niềng răng mắc cài sứ tuy là phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Dưới đây là những đối tượng không nên niềng răng:
Người đang bị nha chu
Như các bạn đã biết, nha chu là một tổ chức mô mềm nằm phía dưới chân răng. Nó có chức năng chủ yếu là giữ cho phần chân răng được đứng vững. Nếu nha chu khỏe mạnh thì đồng nghĩa với việc răng cũng khỏe mạnh, đứng vững chắc trên hàm và hoàn thành tốt chức năng nhai.
Ngược lại, nha chu bị bệnh sẽ không còn được săn chắc như ban đầu. Với các biểu hiện như đau nhức, sưng đỏ và có mùi hôi khó chịu. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần điều trị cho khỏi hắn mới được niềng răng. Bởi nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà hiệu quả niềng răng cũng không được cao.
Người mắc nhiều bệnh lý nền
Có nhiều trường hợp, răng bị mọc lệch, vô ra quá nhiều, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhổ một số răng trước khi niềng. Để đảm bảo đạt hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu những người mắc nhiều bệnh lý nền như ung thư máu, rối loạn đông máu, đái tháo đường…thì tuyệt đối không nên thục hiện.
Bởi những người này có sức đề kháng yếu, khả năng cầm máu và chống viêm kém. Khi thực hiện nhổ răng, niềng răng có thể gây ra những vấn đề nguy hại đến sức khỏe.
Mắc cài sứ rất dễ bị vàng có đúng không?
Giống như răng sứ, mắc cài sứ được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất nên rất khó bị đổi màu, hay gây ố vàng đến mức mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng sẽ khiến các mảng bám, cao răng dính lên mắc cài, làm cho mắc cài bị ố vàng. Những trường hợp này ít khi gặp phải. Chỉ cần biết vệ sinh đúng cách mắc cài sẽ trắng sáng lại ngay.
Đọc thêm: Nhận biết khi nào niềng răng hỏng và cách sửa chữa
Những mẹo giữ cho mắc cài sứ không bị vàng
Như đã nói, những trường hợp mắc cài sứ bị vàng sau khi niềng rất ít gặp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số mẹo dưới đây để luôn giữ cho mình nụ cười tự nhiên nhất.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Có thể nhiều người cảm thấy lời khuyên này có vẻ thừa thãi, song chúng tôi vẫn muốn nhắc lại. Bởi đối với người niềng răng mắc cài sứ thì chải răng thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết. Điều này giúp phòng tránh hiệu quả các tác nhân khiến mắc cài sứ bị vàng.
Theo các chuyên gia nha khoa, người niềng mắc cài sứ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Việc vệ sinh răng miệng được thực hiện như sau: Chải bắt đầu từ đường viền của lợi, mặt bàn chải hướng xuống dưới để làm sạch cả thành phía trên mắc cài. Tiếp theo, quay ngược bàn chải lên để chải nốt phần phía dưới.
Súc miệng lại bằng nước sạch. Nên lựa chọn những loại bàn chải lông mềm để tránh gây ra tổn thương cho các mô mềm trong miệng cũng nh tác động đến hệ thống mắc cài, dây cung.
Xem ngay các bước vệ sinh răng miệng đúng chuẩn cho những người niềng răng
Sử dụng thêm chỉ nha khoa
Để mắc cài sứ không bị vàng, đừng quên dùng thêm chỉ nha khoa. Bởi có rất nhiều chỗ trên mắc cài và răng mà bàn chải không thể chạm tới được. Vì vậy, những người niềng răng mắc cài sứ có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng và mắc cài.
Công việc này nên được làm thường xuyên khoảng 1 lần/ ngày. Hoặc một tuần thực hiện vài lần để giữ cho mắc cài có màu sắc thật tự nhiên, không bị mảng bám và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Khi niềng răng mắc cài sứ, các bạn cần hạn chế các thức ăn cứng, ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi niềng. Bởi lúc này các khớp răng phải chịu lực kéo để di chuyển vào vị trí mong muốn. Răng của bạn lúc này đang yếu. Việc ăn các thức ăn cứng và dai như: ngô, ổi, các loại hạt, kẹo cao su…dễ bị dính vào mắc cài và gây tổn thương đến vùng răng miệng.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà… Khi ăn các thức ăn nhiều gia vị có màu như: Nghệ, hoa hồi, quế… thì cần súc miệng và chải răng sau khi dùng.
Đọc kĩ hơn: Khi niềng răng ăn uống thế nào cho đúng?
Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn
Dùng nước súc miệng diệt khuẩn cũng là một trong những biện pháp hạn chế mắc cài sứ bị vàng. Đặc biệt sau mỗi lần sử dụng các đồ uống có màu như nước ngọt, cà phê, trà…Nên chải răng và súc miệng lại bằng nước diệt khuẩn. Giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, diệt vi khuẩn, bảo vệ răng miệng chắc khỏe sau khi niềng.
Sử dụng các biện pháp làm trắng răng theo hướng dẫn của bác sĩ
Mắc cài sứ bị vàng là nỗi lo của nhiều người. Vì thế, khi xuất hiện tình trạng này nhiều người nghĩ ngay đến các biện pháp tẩy trắng răng. Đây cũng được coi là giải pháp thiết thực và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi mua và sử dụng các sản phẩm tẩy trắng, làm sạch răng.
Hạn chế mua những sản phẩm tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe mà hiệu quả tẩy trắng không được như mong muốn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có biện pháp chỉ định đúng đắn nhất.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá là một trong những thủ phạm lớn nhất gây nên hiện tượng mắc cài sứ bị vàng ở người niềng răng. Khói thuốc khi hít vào không những làm xỉn màu mắc cài sứ mà còn khiến men răng chuyển ố vàng. Bởi trên bề mặt răng luôn tồn tại những lỗ sâu li ti, làm cho chất nicotine trong thuốc hấp thụ vào, gây hiện tượng vàng răng.
Những người nghiện thuốc lá thường men răng luôn bị ố vàng. Các vết ố vàng đã tích tụ lâu ngày và khó có thể làm sạch. Do đó, nếu muốn giữ nụ cười đẹp, tự nhiên thì tốt nhất không nên hút thuốc.
Thăm khám và làm sạch mắc cài định kỳ
Thông thường khi niềng răng mắc cài sứ rất ít trường hợp bị ố vàng. Nhưng nếu gặp tình trạng này bạn có thể lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nha khoa để có biện pháp hỗ trợ đúng đắn.
Không ai muốn khi niềng răng mà mắc cài sứ bị vàng, xỉn màu. Bởi nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, để luôn giữ được nụ cười trắng sáng khi niềng răng bạn có thể làm theo các mẹo chia sẻ trên. Thường xuyên thăm khám định kỳ để được hỗ trợ và khắc phục mọi tình trạng. Chúc bạn luôn vui vẻ!
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc/
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page